5 sai lầm thường gặp trong thiết kế bếp khiến cuộc sống gia đình thêm bất tiện

5 sai lầm thường gặp trong thiết kế bếp khiến cuộc sống gia đình thêm bất tiện


Sắp đặt không gian bếp là công việc thú vị nhưng cũng đầy thử thách đối với bất cứ gia chủ nào. Hãy tham khảo danh sách 5 sai lầm nên tránh khi thiết kế bếp để có một không gian nấu ăn thật hoàn hảo.

1. Khu vực “tam giác làm việc” khó tiếp cận

Bồn rửa, tủ lạnh và bếp được coi là ba điểm quan trọng nhất của mỗi căn bếp, thường gọi là “tam giác làm việc”.

Ba vị trí này cần được bố trí sao cho dễ tiếp cận, dễ di chuyển qua lại. Thông thường luồng di chuyển sẽ theo logic: Đưa thực phẩm từ tủ lạnh ra bồn rửa, sơ chế tại đây và sau đó chuyển sang khu vực nấu. Vì vậy, lý tưởng nhất là bố trí 3 địa điểm trên theo hình tam giác, hoặc nếu diện tích bếp nhỏ, bạn có thể bố trí thành hình chữ I (chiều dọc) theo luồng di chuyển nêu trên.

Người thiết kế bếp cần bố trí không gian lưu trữ và di chuyển hợp lý.

Hãy quan tâm đến công năng sử dụng, loại bỏ tất cả những gì cản trở di chuyển giữa ba địa điểm này trong gian bếp của bạn. 

2. Thiết kế bếp thiếu không gian lưu trữ

Gian bếp là nơi cần rất nhiều không gian lưu trữ, đủ cho thực phẩm hàng ngày, thực phẩm dự trữ và cả vô số đồ dùng, thiết bị nấu nướng. Chính vì vậy cần quan tâm đến việc bố trí không gian lưu trữ vừa đủ.

Nếu như ngân sách hạn hẹp và bạn có ý định đầu tư cho những gì mang tính thẩm mỹ, như gạch ốp, thảm trải sàn… thì hãy cân nhắc kỹ. Chuyển phần ngân sách đó cho việc mua sắm tủ kho, các giá loại giá góc, kệ, bàn đảo… bạn sẽ cảm thấy hài lòng khi căn bếp rộng rãi và tiện nghi hơn hẳn.

3. Cửa tủ bếp, các ngăn kéo bất tiện

Tủ bếp trên và tủ bếp dưới cần có chiều cao phù hợp với chiều cao người sử dụng. Bên cạnh đó, đừng quên tính toán không gian cho việc mở các ngăn kéo, cánh tủ.

Lưu ý không gian để mở các ngăn góc, cánh cửa ở góc.

Hãy lường trước việc cửa tủ bếp mở ra vướng vào hệ bàn đảo, hoặc một ngăn góc có thể không mở được cánh do vướng tường. Nên chú ý các ngăn kéo, cửa tủ gần các góc hoặc đối diện nhau.

4. Hút mùi không đủ tốt

Phần lớn các thiết kế bếp hiện nay đều có không gian mở, có sự liên thông với không gian khác trong căn nhà. Do đó đừng quên đầu tư cho thiết bị hút mùi bếp để không ảnh hưởng đến không khí chung trong căn nhà.

Một thiết bị hút mùi cao cấp ngoài việc làm sạch không khí, loại bỏ mùi thức ăn còn giúp cho các vật dụng khác trong bếp sạch sẽ, không bị ám khói và luôn trong tình trạng tốt nhất.

5. Màu sắc và ánh sáng không tương thích

Phong cách thiết kế nội thất cần thống nhất, vì vậy cần lưu ý sự hòa hợp giữa màu sắc bếp với tone màu chung của nội thất căn hộ. Màu sắc quá chói hoặc quá tối so với tổng thể đều làm thiết kế bếp không tối ưu.

Nhiều căn bếp trở nên bất tiện do ánh sáng quá yếu. Nguồn sáng cho căn bếp lý tưởng nhất là bao gồm cả ánh sáng tự nhiên và hệ thống đèn.

Căn bếp đủ sáng, màu sắc hài hòa tạo năng lượng tích cực cho người sử dụng.

Khu vực chuẩn bị thực phẩm, bồn rửa và bếp nấu là những địa điểm quan trọng, cần được chiếu sáng tốt. Đặc biệt, đèn bếp nên lựa chọn loại có thể điều chỉnh độ sáng để tận dụng ánh sáng tự nhiên từ cửa sổ và các phòng liền kề, giúp tiết kiệm chi phí sử dụng điện nói chung.

Đọc thêm https://nhaxinhcenter.com.vn/noi-that-dep.html

Theo Thanh Niên Việt

Comments

Popular posts from this blog

Những mẫu bồn tắm đầy thanh lịch và sang chảnh năm 2022

20+ Mẫu phòng khách đẹp, hiện đại và sang trọng nhất 2020

Nơi an trú ngập tràn xúc cảm của cô gái trẻ Sài thành