Bất động sản công nghiệp Việt Nam nhiều lợi thế tăng trưởng
Chi phí nhân công thấp, giá thuê đất hợp lý, ưu đãi thuế... là những yếu tố thu hút nhiều tập đoàn ngoại đặt nhà máy tại Việt Nam.
Điểm đến của những thương hiệu toàn cầu
Cuối tháng 4/2019, hãng thông tấn Yonhap đưa tin LG sẽ đóng cửa nhà máy Pyeongtaek ở phía nam Seoul vào cuối năm nay để chuyển dây chuyền sản xuất sang Hải Phòng nhằm tiết giảm chi phí. Đây cũng là nơi nhiều bộ phận khác của LG đang đặt nhà máy.
Với kế hoạch di dời dây chuyền, LG ước tính sản lượng smartphone nửa cuối năm 2019 tại nhà máy Việt Nam có thể tăng 83% lên mức 11 triệu chiếc một năm.
LG là một trong những tập đoàn tham gia làn sóng dịch chuyển sản xuất về Việt Nam. Tháng 5/2019, hãng sản xuất giày của Mỹ Brooks Running cũng tuyên bố sẽ chuyển dây chuyền từ Trung Quốc sang Việt Nam trong năm nay. Trong năm ngoái, tập đoàn Samsung, hãng giày adidas, nhà sản xuất linh kiện iPhone Foxconn, GoerTek... cũng đã có những tuyên bố tương tự.
Gia tăng năng lực cạnh tranh
Lý giải năng lực cạnh tranh của Việt Nam so với khu vực, báo cáo của Savills Việt Nam công bố tháng 10/2018 cho rằng sức hút của thị trường này thúc đẩy bởi nhiều yếu tố.
Việt Nam có ưu thế giá lao động với mức lương trung bình chỉ thấp hơn so với Trung Quốc, thấp hơn Malaysia, Thái Lan... Thị trường này còn có mức giá thuê đất hợp lý, thuế thu nhập doanh nghiệp ưu đãi, lực lượng lao động trẻ, năng động, các hiệp định thương mại và vị trí địa lý gần nguồn tài nguyên cũng như thị trường đích.
Đồng quan điểm, báo cáo tháng 4/2019 của CBRE Việt Nam cũng ghi nhận, Việt Nam có thể hưởng lợi từ sự dịch chuyển sản xuất từ Trung Quốc và các quốc gia khác. Các chỉ số kinh tế quan trọng của Việt Nam như tăng trưởng GDP, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, lạm phát vẫn duy trì ở mức tích cực trong khi Chính phủ tiếp tục đầu tư mạnh vào cơ sở hạ tầng, tham gia hiệp định thương mại, giúp những nhà sản xuất tiếp cận thị trường xuất khẩu tốt hơn.
Những yếu tố trên góp phần thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của thị trường bất động sản công nghiệp, với sự xuất hiện ngày càng nhiều của các nhà đầu tư lớn.
Xem thêm https://nhaxinhcenter.com.vn/tin-tuc/top-10-mau-nha-cap-4-dep-nhat-2019.html
Theo vnexpress
Điểm đến của những thương hiệu toàn cầu
Cuối tháng 4/2019, hãng thông tấn Yonhap đưa tin LG sẽ đóng cửa nhà máy Pyeongtaek ở phía nam Seoul vào cuối năm nay để chuyển dây chuyền sản xuất sang Hải Phòng nhằm tiết giảm chi phí. Đây cũng là nơi nhiều bộ phận khác của LG đang đặt nhà máy.
Với kế hoạch di dời dây chuyền, LG ước tính sản lượng smartphone nửa cuối năm 2019 tại nhà máy Việt Nam có thể tăng 83% lên mức 11 triệu chiếc một năm.
LG là một trong những tập đoàn tham gia làn sóng dịch chuyển sản xuất về Việt Nam. Tháng 5/2019, hãng sản xuất giày của Mỹ Brooks Running cũng tuyên bố sẽ chuyển dây chuyền từ Trung Quốc sang Việt Nam trong năm nay. Trong năm ngoái, tập đoàn Samsung, hãng giày adidas, nhà sản xuất linh kiện iPhone Foxconn, GoerTek... cũng đã có những tuyên bố tương tự.
Gia tăng năng lực cạnh tranh
Lý giải năng lực cạnh tranh của Việt Nam so với khu vực, báo cáo của Savills Việt Nam công bố tháng 10/2018 cho rằng sức hút của thị trường này thúc đẩy bởi nhiều yếu tố.
Việt Nam có ưu thế giá lao động với mức lương trung bình chỉ thấp hơn so với Trung Quốc, thấp hơn Malaysia, Thái Lan... Thị trường này còn có mức giá thuê đất hợp lý, thuế thu nhập doanh nghiệp ưu đãi, lực lượng lao động trẻ, năng động, các hiệp định thương mại và vị trí địa lý gần nguồn tài nguyên cũng như thị trường đích.
Đồng quan điểm, báo cáo tháng 4/2019 của CBRE Việt Nam cũng ghi nhận, Việt Nam có thể hưởng lợi từ sự dịch chuyển sản xuất từ Trung Quốc và các quốc gia khác. Các chỉ số kinh tế quan trọng của Việt Nam như tăng trưởng GDP, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, lạm phát vẫn duy trì ở mức tích cực trong khi Chính phủ tiếp tục đầu tư mạnh vào cơ sở hạ tầng, tham gia hiệp định thương mại, giúp những nhà sản xuất tiếp cận thị trường xuất khẩu tốt hơn.
Những yếu tố trên góp phần thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của thị trường bất động sản công nghiệp, với sự xuất hiện ngày càng nhiều của các nhà đầu tư lớn.
Liên doanh Công ty cổ phần phát triển công nghiệp BW giữa quỹ Warburg Pincus và Becamex IDC là một trong những nhà đầu tư hoạt động mạnh mẽ trên thị trường bất động sản công nghiệp.
Sức hút mới trên thị trường bất động sản công nghiệp
Dấu ấn của một số nhà đầu tư lớn đã xuất hiện trong các dự án đón đầu dòng vốn FDI mới vào Việt Nam.
Là một trong những quỹ đầu tư tư nhân lớn nhất toàn cầu, Warburg Pincus đã thấy trước tiềm năng lớn về nhu cầu cơ sở hạ tầng công nghiệp và hậu cần tại Việt Nam. Công ty cổ phần phát triển công nghiệp BW – liên doanh giữa Warburg Pincus and Becamex IDC, có vốn đầu tư ban đầu khoảng 200 triệu USD, đã và đang đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng đối với các kho vận hậu cần hiện đại cũng như các nhà máy xây sẵn và xây theo yêu cầu.
Theo ông Michael Chan - Giám đốc Tiếp thị truyền thông và Dịch vụ khách hàng của BW, xu hướng chuyển dịch sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam mang lại nhiều cơ hội cho các nhà phát triển bất động sản công nghiệp.
"BW hiện có 230 ha dự án trên cả nước trong năm 2018 và sẽ mở rộng thêm 170 ha quỹ đất vào năm 2019 để đáp ứng nhu cầu ngày một tăng từ khách hàng", ông Michael Chan nói.
Những khoản đầu tư như của Warburg Pincus tác động tích cực đến thị trường bất động sản khu công nghiệp, góp phần tạo mặt bằng tiêu chuẩn mới trong các dự án khu công nghiệp tại Việt Nam.
Hiện hai nhà cung cấp của TTI - hãng chuyên về dụng cụ và thiết bị năng lượng ngoài trời, chăm sóc sàn nhà và thiết bị gia dụng từ Mỹ, đã thuê nhà xưởng tại khu công nghiệp Mỹ Phước 3 do BW phát triển. TTI đang lên kế hoạch xây dựng một nhà máy sản xuất pin mặt trời và trung tâm nghiên cứu và phát triển ở miền Nam. Điều này kéo theo làn sóng chuyển dịch nhà máy đến Việt Nam từ các nhà cung cấp của họ. xem thêm https://duankhoinghiepstartup.blogspot.com
"Các nhà đầu tư quốc tế như TTI đang tạo ra động lực phát triển cho thị trường bất động sản công nghiệp tại Việt Nam", ông Michael Chan nhận xét.
Báo cáo của JLL Việt Nam ghi nhận quý IV/2018 tỷ lệ lấp đầy trung bình của các khu công nghiệp ở miền Nam là 72% bao gồm nguồn cung mới. Trong khi đó, các nhà máy xây sẵn đạt tỷ lệ lấp đầy lên tới 88%.
Đơn vị này cho rằng, đầu tư hạ tầng là sẽ một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển của các khu công nghiệp Việt Nam trong tương lai, tạo nên sự thay đổi lớn cho thị trường bất động sản công nghiệp.
Do đó, hướng đi của Việt Nam trong thời gian tới cần tiếp tục đầu tư cơ sở hạ tầng, tận dụng tốt sự dịch chuyển từ Trung Quốc, khai thác tối đa tiềm năng trở thành trung tâm sản xuất công nghiệp của Đông Nam Á.
Theo vnexpress
Comments
Post a Comment